NÊN HỌC THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ Ở ĐÂU

Hỗ trợ trực tuyến

0909.125.689 - Mr.Trang
0902.125.639 - Ms.Phương
Sky chi nhánh 01: chaongaymoi.art
Sky chi nhanh 02: chaongaymoi
chaongaymoi.arts@gmail.com

 

Tài khoản thanh toán

Vietcombank
CN: Bùi Thị Xuân, Q.1
CTK : Phan Minh Trang
 STK : 9909125689( tài khoản xuất hóa đơn)
 
 Thông tin liên hệms Phương (0909 125 639)
 
NÊN HỌC THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ Ở ĐÂU

Chúng tôi nhận được khá nhiều thắc mắc về việc học trường nào, học khóa nào, học môn gì để có trở thành một nhà thiết kế đồ họa. Tôi theo thói quen định gõ thêm chữ "nhà thiết kế đồ họa giỏi", mà thực tế các câu hỏi chỉ dừng lại ở mong muốn trở thành một nhà thiết kế đồ họa.

 

 

Để trở thành một nhà thiết kế đồ họa ở Việt Nam thì quá dễ, có rất rất nhiều trường để bạn lựa chọn, từ các trường đại học, cao đẳng tới các trung tâm dạy nghề mà hầu hết chúng ta đều có thể biết: Đại học Mỹ Thuật, Kiến Trúc, Mỹ thuật Công nghiệp, Hồng Bàng, ĐH Mở, Đông Đô, Hoa Sen, Polygon, FPT, RMIT…

 

Nếu bạn không thích đi học, bạn cần học tiếng Anh sau đó thì cứ Google mà cày. Tất cả đều được đón nhận trong thời buổi thiếu nhân lực cho lĩnh vực thiết kế. Ai cũng có thể làm nhà thiết kế đồ họa.

 

Nhưng nếu có câu hỏi làm thế nào để trở thành nhà thiết kế đồ họa giỏi, chuyên nghiệp thì câu trả lời không hề dễ dàng như bài viết "Họa sĩ thiết kế đồ họa chuyên nghiệp?" tôi đã từng viết.

 

Khó mà có một tiêu chí rõ ràng cho các trường đang dạy về thiết kế rất nhiều hiện nay. Nhưng với kinh nghiệm của mình thì lời khuyên của tôi là:

 

Nếu có đam mê, chăm chỉ bạn hãy chọn các trường Đại Học (ĐH). Không phải tự nhiên mà con đường vào các trường ĐH luôn khó hơn vào các trường dạy nghề, không phải ngẫu nhiên, hay may mắn mà các người thiết kế giỏi đều phải trải qua con đường học ĐH. 

 

Lưu ý với các bạn chưa hề biết gì về các trường ĐH này; Bạn sẽ phải ôn luyện vẽ tối thiểu 1 năm và có thể lên tới 5 năm với các môn như vẽ người, hoặc vẽ tường bằng chì hoặc than, và tùy từng trường sẽ có thêm môn vẽ Trang trí (sử dụng màu). Ngoài ra bạn sẽ phải thi môn Văn, Sử hoặc Toán, Lý (đối với khối Kiến Trúc).

 

 

Một số trường yêu cầu sinh viên đầu vào thi vẽ trang trí bố cục. Vào được trường các sinh viên tiếp tục học nâng cao về các loại bố cục.

 

Trong các trường ĐH bạn sẽ có 4-5 năm học đầy bổ ích với những môn học không thể học trong thời gian ngắn, những môn học thẩm thấu vào con người bạn những tố chất của một nghệ sĩ hình ảnh.

 

Ngoài việc mất 1-2 năm hoặc nhiều hơn khi học vẽ tay để đủ khả năng vào trường, bạn sẽ có tới 4-5 năm học vẽ tay với chì, than, sơn dầu, phấn,… môn học này sẽ nâng cao con mắt thẩm mỹ của bạn từng ngày. Bạn không chỉ học từ thầy cô, mà còn từ bạn bè.

 

 

 

Vẽ tay ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng thiết kế (Một lớp học vẽ của trường Văn Lang – hình ảnh chỉ có tính minh họa)

 

Bạn sẽ được học rất nhiều về cách phối màu, xử lý bố cục tổng thế, và cả những bài Lịch sử nghệ thuật. Bạn sẽ phải "lấm lem" vất vả nhiều với giấy, bút, màu, chất liệu những bài tập thủ công hơn là chỉ ngồi làm việc với con chuột và màn hình.

 

Quả thật về lịch học có thể không được "hào nhoáng" như một số trung tâm: Làm 3D, Hoạt hình, animation chuyên nghiệp, Digital painting, Hiệu ứng hình ảnh như phim Mỹ, tóm lại đa phương tiện…

 

Các trường ĐH học chú trọng nhiều vào nền tảng mỹ thuật cơ bản, thứ giúp bạn bay cao nếu bạn yêu nghề, liên tục học hỏi và dấn thân vì công việc. Các trường không đào tạo những sinh viên có thể thích ứng ngay lập tức với thị trường lao động, họ chỉ là các bệ phóng.

 

Bạn sẽ không bao giờ có thể thành công, và xin việc dễ dàng nếu chỉ có trong tay những gì các trường ĐH học dạy bạn. Bạn sẽ không có lợi thế về khả năng sử dụng các phần mềm như các trung tâm dạy nghề, nếu không tự học, hoặc đi học thêm chính những trung tâm này.

 

 

 

Thông thạo phần mềm chỉ là 1 trong số các kỹ năng cần thiết để trở thành nhà thiết kế đồ họa giỏi (Lớp học của trung tâm Polygon – Hình ảnh chỉ có tính minh họa)

 

Nhưng như tôi đã nói ở trên tất cả điều bạn có là thẩm mỹ trong con mắt bạn, sự khéo léo ở đôi tay, những kiến thức cơ bản về bố cục màu sắc đã in sâu và bộ não của bạn. Những điều đó sẽ tự nhiên thể hiện trong tác phẩm của bạn làm, giống như phản xạ tự nhiên.

 

Điều các bạn học ĐH cần là khả năng tự học chuyên nghiệp, đối với ngành thiết kế đồ họa hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ để học số 1. Bạn không thể giỏi thiết kế đồ họa nếu tiếng Anh của bạn là con số 0. Ưu tiên hàng đầu là học tiếng Anh, sau đó dùng tiếng Anh để học các công cụ, kiến thức thiết kế mới nhất. 

 

Đừng tự mãn và "phiêu" quá mức khi bạn học thiên về Mỹ Thuật (điều mà các trường ĐH về thiết kế đang gặp phải). Bạn cần phân định rõ ràng giữa Thiết kế và Nghệ Thuật. Phân định giữa công việc chiều lòng số đông, và công việc thỏa mãn cá nhân. Tất cả dung hòa hoàn hảo như sự kết hợp giữa thẩm mỹ và chức năng trong các thiết kế của Apple.

 

Hẳn như bài viết trước đây khi ưu tiên việc học hành bài bản. Sẽ có rất nhiều ý kiến từ các bạn đang học ở các trường dạy nghề, trải qua 2 năm ngắn ngủi (kể cả học ở nước ngoài). Nhưng như tôi đã nói, các bạn học nghề ngắn hạn lấy đâu số thời gian hơn 5 năm vẽ tay và sử dụng màu sắc bố cục dưới sự hướng dẫn của những người thầy. Trong khi đây là những môn học được coi là xương sống của nghề thiết kế.

 

Tôi thì không biết hết về tất cả những trường thiết kế trên thế giới. Nhưng bất cứ trường nào uy tín và giỏi nhất đều yêu cầu sinh viên của mình học vẽ trong suốt thời gian theo học.

 

 

 

Môn học cần thiết nhất của thiết kế là học vẽ (Một lớp học vẽ của trường Văn Lang – Hình chỉ có tính minh họa)

 

Sự công nhận luôn dành cho những người tốt nhất, và thành công chỉ đến từ chăm chỉ. Học ở đâu cũng cần Học Nữa, Học Mãi. Đại học đào tạo các bạn 4-5 năm, các trường dạy nghề thì từ 1-2 năm. Còn thế giới sẽ dạy bạn 30 – 40 năm còn lại, những ai càng dừng học sớm coi như dừng bước trên con đường trở thành một nhà thiết kế giỏi, chuyên nghiệp.

 

Còn ý kiến của bạn? Xin mời bình luận!

 

 

Bachi

Hot!

Công ty TNHH Chào Ngày Mới

In nhanh, Nhận diện thương hiệu, In ấn quảng cáo, In chung giá rẻ
Rating: 4/5 (1 votes cast)